Thứ ba, 14/05/2024

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình (1992 - 2022) - Kỳ 7

Thứ năm, 24/03/2022 Đã xem: 6

PHẦN THỨ BA: PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VÀ NHỮNG THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC, NINH BÌNH TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Một góc thành phố Ninh Bình. Ảnh: PV

Tự hào về những trang sử vẻ vang của quê hương anh hùng, Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình luôn xác định rõ trách nhiệm, phát huy truyền thống đoàn kết, anh dũng, năng động và sáng tạo của vùng đất Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, quyết tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 

Trong bối cảnh thời cơ và thách thức đan xen đối với sự phát triển của đất nước và của tỉnh, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII xác định phương hướng, mục tiêu; các khâu đột phá, chương trình trọng tâm; nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu cần thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 1. Phương hướng và những mục tiêu chủ yếu đến năm 2025. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, sức mạnh đoàn kết của toàn dân, khơi dậy ý chí, khát vọng, giá trị lịch sử, văn hóa, con người cố đô Hoa Lư; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội với công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, công nghệ sạch, nông nghiệp hữu cơ, tiên tiến; tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. 

Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng hệ thống đô thị hiện đại; quy hoạch và phát triển kinh tế vùng ven biển. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, mở rộng đối ngoại, hội nhập quốc tế. Xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch của cả nước; phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh phát triển trung bình khá, đến năm 2030 trở thành tỉnh khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng. 

2. Các mục tiêu chủ yếu đến năm 2025: 

(1) Tổng sản phẩm (GRDP) tăng bình quân 8,5%/năm. 

(2) Cơ cấu kinh tế (GRDP theo giá hiện hành) đến năm 2025: Công nghiệp - xây dựng 49,0%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản 8,5%; Dịch vụ 42,5%. 

(3) GRDP bình quân đầu người giá hiện hành năm 2025 đạt 105 triệu đồng. 

(4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân đạt 25.500 tỷ đồng/năm. 

(5) Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2025 đạt 19.000 tỷ đồng trở lên. 

(6) Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đến năm 2025 đạt 160 triệu đồng. 

(7) Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 3.200 triệu USD. 

(8) Đến năm 2025: Số khách du lịch đạt 8,0 - 9,0 triệu lượt; doanh thu du lịch đạt 8.000 tỷ đồng trở lên. 

(9) Đến năm 2025, tỷ lệ kiên cố hóa phòng học đạt 90%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học: Mầm non 98%, Tiểu học 83,7% (chuẩn mức độ 2), Trung học cơ sở 100%, Trung học phổ thông 80%. 

(10) Đến năm 2025 có 13 bác sỹ, 41 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số. Mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi bình quân hằng năm đạt 0,8%, đến năm 2025 giảm xuống dưới 20%. 

(11) Trong nhiệm kỳ giảm 2/3 số hộ nghèo. Đến năm 2025, tỷ lệ thất nghiệp giữ ổn định mức dưới 2%/ năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70% - 72%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 28% - 32%; tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 25%. 

(12) Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2024. Đến năm 2025, có 25% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 

(13) Đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa đạt 30%, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý hợp vệ sinh tại khu vực đô thị 90%, tại khu vực nông thôn 85%; có 100% số khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. 

(14) Số đảng viên kết nạp bình quân hằng năm đạt 1.600 đảng viên trở lên. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm đạt 85% trở lên. Thực hiện giám sát thường xuyên đối với 100% tổ chức Đảng và đảng viên là cấp ủy viên các cấp; tổng số tổ chức Đảng và đảng viên được kiểm tra và giám sát chuyên đề tăng 10% so với nhiệm kỳ 2015-2020. Phấn đấu 100% cấp ủy viên các cấp gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các quy định về nêu gương.

3. Các khâu đột phá và chương trình trọng tâm 

a. Các khâu đột phá.

 - Xây dựng chính quyền điện tử; thực hiện chuyển đổi số. 

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

- Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, hiệu quả, chất lượng; nhất là hạ tầng du lịch. 

b. Các chương trình trọng tâm. 

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét trong xây dựng Đảng, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ, nhất là người đứng đầu.

 - Tập trung cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; nâng cao năng lực cạnh tranh. Thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, phát triển bền vững, có số thu ngân sách lớn, các nhà đầu tư chiến lược phát triển du lịch; hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, đô thị hiện đại; phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn; bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng suất lao động. - Phát huy giá trị lịch sử, văn hóa Cố đô Hoa Lư; phát triển toàn diện văn hóa - xã hội; coi trọng văn hóa cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh; bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

 - Tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biển, biên giới biển của tỉnh. 4. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện 

a. Phát triển kinh tế 

Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các giải pháp, cơ chế, chính sách. 

Phát triển các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân; tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế quy mô lớn, nâng cao tiềm lực, hiệu quả và sức cạnh tranh. Sớm lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Đẩy mạnh các hình thức huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là du lịch, đô thị, giao thông. Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại trên cơ sở cơ cấu lại ngành công nghiệp với yêu cầu công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tăng giá trị sản phẩm và đóng góp ngân sách lớn. 

Hoàn thiện hạ tầng, phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Khuyến khích, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, phụ trợ, chế biến chế tạo.

Duy trì ổn định sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển mạnh ngành dịch vụ theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành trung tâm du lịch của cả nước. 

Đầu tư chiến lược cho phát triển du lịch; mở rộng hợp tác kinh tế, tạo chuỗi liên kết ngành, vùng, liên vùng và quốc tế; ưu tiên thu hút phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ hiện đại, tập trung. 

Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Tập trung quy hoạch các vùng sản xuất, quy hoạch và phát triển kinh tế vùng ven biển; xây dựng và thực hiện các dự án liên kết theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. 

Tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ các xã và các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả về thu, chi ngân sách, tập trung nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. 

Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị hiện đại; xây dựng thành phố Ninh Bình là đô thị "văn hóa, sinh thái, thân thiện với môi trường".

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị. Tăng cường hiệu lực, tạo chuyển biến rõ nét trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

 b. Phát triển văn hóa - xã hội

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất cố đô Hoa Lư; nâng cao chất lượng hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở. 

Phát triển toàn diện giáo dục đào tạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả; đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ, gắn với sản xuất, kinh doanh. 

Quan tâm thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý hệ thống y tế. Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng giảm nghèo, chú trọng công tác giải quyết việc làm; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. 

Phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thể thao quần chúng; chú trọng phát triển thể thao thành tích cao và giáo dục thể chất trong trường học. 

 (còn nữa)

Theo baoninhbinh.org.vn

Khảo sát

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?